Xen lẫn giữa cái ồn ào, náo nhiệt của Hà Nội ta có thể dễ dàng bắt gặp một ngôi chùa nằm ẩn mình thanh tịnh trên một con phố nhỏ ở quận Cầu Giấy, đó là chùa Hà.
Chùa Hà là một trong những quần thể chùa đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.
Không biết từ bao giờ người Hà Thành lại gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”.Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Dulichgo
Liên quan đến lịch sử hình thành ngôi chùa này có hai truyền thuyết. Theo truyền thuyết thứ nhất: chùa có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa này chính là chùa Hà và do vậy mà chùa mang tên chữ là: Thánh Đức tự.
Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Bên phải chùa là ngôi đình Hà làm hoàn toàn bằng gỗ quý, thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương, thế kỷ VI có công chống giặc Lương.
Chùa Hà xưa hướng Tây nhìn lên sông Nhuệ, tam bảo 5 gian rộng, hậu cung 3 gian theo kiểu chữ đình, bên cạnh là điện mẫu.
Nhiều du khách đến lễ tại đây băn khoăn không biết lễ ở đâu trước cho phải. Theo hướng dẫn của ban quản lý thì chùa Hà là một quần thể chùa, bao gồm chùa Hà và đình Hà. Phía sau là đền thờ Mẫu thờ Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian. Muốn cầu tài cầu lộc thì lễ ở điện chính, cầu duyên thì dâng hương ở nhà thờ Mẫu.
Chùa Hà có rất nhiều cây cổ thụ, trong đó có cây muỗm cạnh lò hóa vàng hương đã có tuổi đời hơn 300 năm. Mấy năm nay, có lẽ do đã quá già nên chất lượng quả không còn được như xưa. Đa phần quả đều bị khô và rỗng bên trong.
Cây khế phía trước sân cũng được gần trăm tuổi, ra hoa và đơm trái quanh năm. Mấy cây đa có nguôn gốc Ấn Độ luôn xanh tốt, rợp bóng sân chùa, đã nhiều lần tỉa bớt cành những vẫn xòe tán rất rộng. Phía trước sân chùa là một chiếc ao hình bán nguyệt, được bao phủ bới nhiều cây xanh.
Những năm 60, phía trước chùa Hà còn là ruộng reo mạ. Qua thời gian, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa và tôn tạo với tầm vóc ngày càng to đẹp và khang trang hơn nhưng kiến trúc chùa và tam quan vẫn được giữ nguyên. Các công trình kiến trúc của chùa được tập hợp, quy hoạnh tập trung trong một khoảng không gian rộng thoáng gồm: cổng tam quan, vườn cây xanh, hồ nước hình bán nguyệt… chùa chính được kết cấu theo chữ Đinh có Tiền Đường, Thượng Điện, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ. Ngay cổng vào của chùa còn có một tấm bia đá, ghi lại thời gian khắc bia, và kê diện tích, địa điểm xây dựng chùa.
Dulichgo
Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.
Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.
Đến với chùa Hà, du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc. Với khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách dừng chân, ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.
Theo Bảo Anh (TTVN)
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét