Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản với chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản,  tiết kiệm hóa chất và điện năng sử dụng. 

Hiện nay, với kim nghạch xuất khẩu thủy sản đã qua sơ chế, chế biến đang tăng mạnh. Song song với quá trình đó, lượng nước thải từ quá trình chế biến thủy sản cũng tăng theo với nồng độ ô nhiễm cao. Thành phần ô nhiễm được thể hiện ở bảng sau:
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
KẾT QUẢ
1
pH
-
KẾT QUẢ
2
TSS
mg/l
6,5
3
COD
mg/l
400 – 500
4
BOD5
mg/l
1.600 – 2.000
5
Nitơ tổng
mg/l
1.400 – 1.700
6
Phospho tổng
mg/l
130 – 150
7
Dầu tổng
mg/l
18,0 – 20
8
Coliforms
MPN/100ml
80,0 – 100
(Nguồn: Một số công trình thực tế của Công ty CP TM CV Khoa Học Mới)
Công ty CP DV TM Khoa Học Mới với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thiết  hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, chúng tôi áp dụng quy trình xử bên dưới đã đã nhận  được sự phản hồi tốt doanh nghiệp.
Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản
Thuyết minh công nghệ xử lý:
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được gom về bằng mương thu nước có đặt song chắn rác để loại bỏ các rác, chất rắn có kích thước lớn để tránh nghẹt bơm. Đồng thời giảm 5% SS và 5% COD.
Nước từ hố gom được bơm lên bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải để đảm bảo các công trình đơn vị phía sau hoạt động ổn định. Tại bể điều hòa được xáo trộn nhờ hệ thống phân phối khí để giải phóng Chlor dư (sinh ra từ vệ sinh khủ trùng), đồng thời giảmmột phần các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải (khoảng 10% COD).
Sau đó nước thải được bơm lên thiết bị trộn tĩnh để châm hóa chất (PAC), nước thải tiếp tục chảy sang bể keo tụ, tạo bông (Polymer được châm vào). Đây là công trình quan trọng quyết định hiệu quả bể tuyển nổi siêu nông. Tại bể keo tụ tạo bông sẽ đặt những cánh khấy có vận tốc khác nhau, đê khuấy trộn hiệu quả tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hóa chất phản ứng và nước thải (Xáo trộn hiệu quả: xáo trộn không quá nhanh gây phá vỡ những bông cặn vừa hình thành mà cũng không quá chậm để tạo môi trường tiếp xúc tốt).
Nước thải được dẫn lên bể tuyển nổi siêu nông, dưới  tác dụng của hỗn hợp bọt khí li ti sẽ tách các váng dầu mở và một số cặn lơ lững nổi lên mặt bể giúp giảm các chất hữu cơ và tạo hiệu quả cho công tình xử lý sinh học phía sau. Lượng dầu mỡ tách ra nhờ thiết bị gạt tự động và được dẫn về bể chứa bùn.
Nước thải từ bể tuyển nổi siêu nông  được dẫn  vào công trình xử lý sinh học đầu tiên là Bể Anoxic . Tại Bể anoxic, NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể anoxic, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện,và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng N tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép.
Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn qua trình xử lý sinh học tiếp theo là Bể MBBR. Tại đây có các giá thể động với diện tích bề mặt rất lớn do đó làm tăng nồng độ bùn trong bể. Hỗn hợp bùn nước và giá thể được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ Máy thổi khí. Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế với bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước. Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí (oxic) vi khuẩn hấp phụ phospho, nitơ cao hơn mức bình thường, phospho và nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp,
duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau.
Nước thải được xử lý tiếp bằng sinh học hiếu khí là bể Aerotank . Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm duy trì bùn sinh học ở trạng thái lơ lửng và cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O …
Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí (oxic) vi khuẩn hấp phụ phospho, nitơ cao hơn mức bình thường, phospho và nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau..
Nước thải sau khi ra khỏi bể hiếu khí sẽ chảy tràn qua Bể lắng ly tâmTại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ bể sinh học MBBR. Phần bùn sau khi lắng được bơm bùn tuần hoàn về bể hiếu khí nhằm duy trì nồng độ vi sinh cho vi sinh vật hoạt động. Phần bùn dư sẽ được bơm về Bể chứa bùn.
Nước thải từ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản sẽ dẫn vào bể khử trùng trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Chlor được châm vào bể khử trùng để tiêu diệt Coliform, vi sinh vật gây hại,…. Chất lượng nước sau xử lý đạt QCVN 11:2008/BTNMt.
Với quy trình công nghệ nêu trên (chủ yếu sử dụng công nghệ sinh học) nên hiệu quả xử lý sẽ rất cao, ngoài ra, hệ thống còn có các ưu điểm nổi bật như sau:
   -  Hiệu quả xử lý nitơ, phospho rất cao;
 -   Giảm sự phát triển của vi sinh dạng sợi, tạo điều kiện tốt cho quá trình lắng thứ cấp;
-    Tiết kiệm một phần năng lượng sục khí, do một phần chất hữu cơ đã được xử lý;
-    Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hóa amonia do chất hữu cơ giảm trong giai đoạn thiếu khí.
Với tâm huyết bảo vệ môi trường và mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng Quý doanh nghiêp. Đừng ngại gọi cho Công ty chúng tôi lúc bạn gặp khó khăn trong vấn đề vận hành, khắc phục sự cố hay cải tạo hệ thống, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải thủy sản nhé! Mọi khó khăn, thắc mắc xin gọi về đường dây nóng: 
Hotline: 01669 456 189
Email: doanminhkhai2012@gmail.com
Nguồn bài viết:http:http://hoataynguyen.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-thuy-san.html
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét