(BAVN) - Đến Cố đô Huế, buổi tối đi thuyền trên sông Hương nghe câu hát, điệu hò làm say lòng du khách.
< Bến thuyền tập kết du thuyền, phương tiện để chở người nghe ca Huế bên bờ sông Hương gần cây cầu Trường Tiền, một biểu tượng của Huế.
Một nét mới trong việc tổ chức tour ca Huế trên sông Hương đó là ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống, các nhạc công còn có thể chơi được những bản nhạc nước ngoài quen thuộc để phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau.
< Không gian trên thuyền, nơi để du khách thưởng thức chương trình biểu diễn ca Huế của các nghệ sỹ.
Dulichgo
Để tham gia vào chương trình, chúng tôi có mặt ở bến tàu gần cây cầu Trường Tiền mua vé và xuống thuyền Rồng để tham dự một chương trình ca Huế.
< Các ca công đảm nhiệm phần biểu diễn các nhạc cụ của ca Huế.
Đến giờ, khách đã ngồi kín chỗ trên khoang thuyền. Thuyền bắt đầu rời bến xuôi dòng sông Hương. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga và rực rỡ hơn trong ánh đèn màu trang trí.
< Những câu ca đối đáp trong chương trình biểu diễn ca Huế trên thuyền.
Ra đến giữa dòng, thuyền được tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh cho dòng sông và chương trình được bắt đầu.
< Nhạc công với áo the, khăn xếp biểu diễn các nhạc cụ dân tộc truyền thống như đàn bầu, sáo, đàn nhị...
Các buổi tối trình diễn ca Huế trên sông Hương luôn thu hút đông du khách tham gia.
Dulichgo
Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình. Ca Huế thể hiện theo hai dòng là điệu Bắc và điệu Nam.
< Giao lưu giữa ca đoàn và các du khách trên thuyền.
Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, ai oán với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.
< Hoa đăng được chuẩn bị cho du khách.
Dàn nhạc để biểu diễn ca Huế gồm có nhạc công với trang phục áo the đầu đội khăn xếp, chơi các nhạc cụ đàn nhị, đàn nguyệt, sáo và đàn bầu. Các ca công là nữ với trang phục áo dài truyền thống và chơi các nhạc cụ sanh loan, sanh tiền.
< Du khách thả hoa đăng trên dòng sông Hương, cầu mong sự an lành sau buổi biểu diễn ca Huế.
Dulichgo
Mở đầu chương trình là các khúc nhã nhạc cung đình vang lên, tiếp đến là các làn điệu dân gian của ca Huế với Lý Mười Thương, Lý Giao Duyên ... làm cho khách du lịch được đắm mình từ thị giác đến thính giác trong không gian nghệ thuật của đất Cố đô. Thuyền trôi đến bến Vân Lâu, chúng tôi được người quản thuyền hướng dẫn thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hương. Đây là một phong tục có từ lâu đời của người dân xứ Huế với mong muốn cầu sự an lành.
Một nét mới trong việc phục vụ du khách trong chương trình ca Huế trên sông Hương đó là ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống các nhạc công còn có thể chơi được những bản nhạc nước ngoài quen thuộc để phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau. Đó cũng là màn kết của đêm ca Huế, du khách nước ngoài với những bản nhạc quen thuộc có thể giao lưu cùng ca đoàn làm cho không khí trên thuyền trở nên ấm cúng và gần gũi hơn.
Theo Trần Thanh Giang (Báo Ảnh VN)
Du lịch, GO!
Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015
Related Posts
Tục ăn trầu của người Hà Nội
Người Hà Nội vốn nổi tiếng sành ăn, sành mặc. Hà Nội là nơi chắt lọc những tinh hoa, nét đẹp của mọi miền để tạo nên nét đẹp cho riêng mình. Nét đẹp ...Chòi rẫy của người Cơ Tu
(LV) - Mỗi khi bắt đầu canh tác ở một khu rẫy mới, việc đầu tiên mà đồng bào Cơ Tu cần làm đó là tìm vật liệu tranh, tre, nứa, lá để dựng một căn chò ...Thăm nghĩa trang cá Ông lớn nhất VN
(PLO) - Ít có địa phương nào ở Nam Bộ lại có mật độ đền thờ cá Ông nhiều như ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Dọc bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có đến 10 ngôi đền thờ cá ...Cỗ lá của người Mường Yên Lương
(PTO) - Cỗ lá (đồ ăn bày trên lá chuối) được xem là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực người Mường ở xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn. Và ...Tết Ô Xị Chờ của đồng bào Si La
Khi mùa màng đã thu hoạch xong, bà con dân tộc Si La bản Nậm Sin, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên lại rộn ràng tổ chức ăn Tết Ô Xị Chờ với mong muốn ...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét