Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Tư vấn lập đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản

Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn lập đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản  miễn phí với chi phí hợp lý tiết kiệm thời gian hỗ trợ pháp lý tối đa cho doanh nghiệp hãy gọi ngay 0917330133.



Cần lập đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản


Nhu cầu về thuỷ sản trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng khi dân số thế giới không ngừng phát triển. Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên không thể gia tăng (trừ khi việc khai thác quá mức được chấm dứt), thì hoạt đông nuôi trồng thuỷ sản chính là nguồn cung cho tương lai. Nuôi trồng thuỷ sản có thể làm giảm áp lực đối với thuỷ sản tự nhiên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các cộng đồng địa phương, nhưng cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường nếu như việc sản xuất không đi theo hướng bền vững


Tác động của nuôi trồng thuỷ sản:




  • Khung luật pháp: một số trại nuôi hoạt động không tuân theo quy định về môi trường, xã hội và an toàn thực phẩm;

  • Sử dụng nguồn nước và đất đai: do ngày càng nhiều trại nuôi được thành lập, các sinh cảnh nhạy cảm có thể bị tác động và nguồn nước sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản có thể ảnh hưởng tới những nguồn nước sinh hoạt khác của người dân;

  • Ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất thải: chất thải từ trại nuôi xả trực tiếp ra nguồn nước có thể làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh và gây ra những tác động tiêu cực tới hệ động thực vật cũng như tới sức khoẻ của con người;

  • Quản lý thức ăn: việc sử dụng cá, dầu cá và cá băm nhỏ làm nguồn thức ăn cho cá tra có thể làm mất đi nguồn thức ăn cho các loài cá khác;

  • Kinh tế xã hội và trách nhiệm: nâng cao quản lý nguồn tài nguyên và đưa ra các giải pháp cho các xung đột nhằm duy trì sự đóng góp của nuôi trồng thuỷ sản đối với vấn đề an ninh lương thực, việc làm và phát triển kinh tế quốc gia.


Nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quản lý môi trường. Những khó khăn chính là về thể chế chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ngành, trình độ và khả năng quản lý của cán bộ, trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng công nghệ của người nuôi. Nhưng khó khăn này không tác động đến hiệu quả của việc quản lý môi trường một cách riêng lẽ mà chúng tương tác với nhau.


de an bao ve moi truong nuoi trong thuy san


Trong quá trình dự án hoạt động mà chủ dự án không thực hiện đầy đủ những thủ tục hồ sơ môi trường vì những yếu tố khác nhau, thì việc kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực môi trường đối với dự án là điều tất yếu, và trên hết là việc gây tác động tiêu cực đến môi trường, để lại những hậu quả nghiêm trọng.


Việc lập đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản là để theo dỏi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho các doanh nghiệp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm từ hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường. Từ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.



Luật để lập đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản.



  • Căn cứ luật bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014

  • Căn cứ nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ quy định vê quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

  • Căn cứ thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

  • Căn cứ thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 19/5/2015 Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.


Quy trình lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản nuôi trồng thủy sản.


  • Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô dự án trước khi tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường.

  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.

  • Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động của dự án.

  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

  • Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.

  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

  • Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

  • Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của cơ sở nuôi trồng thủy sản.

  • Thẩm định và Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.


Lập đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản cần


  • Hóa đơn điện nước 6 tháng.

  • Chứng nhận đầu tư/ Giấy phép kinh doanh.

  • Chứng nhận sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất.

  • Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, nguy hại, công nghiệp.

  • Bản vẽ mặt bằng, thoát nước mưa, nước thải (nếu có).

  • Giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm (nếu có).

  • Sổ chủ nguồn thải (nếu có).

  • Chứng từ thu gom chất thải nguy hại (nếu có).


Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản.



  • Cơ quản tiếp nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản

  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả của Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện.

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

  • Cơ quản tiếp nhận đề án bảo vệ môi trường chi tiết

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

  • Sở Tài nguyên và Môi trường.

  • Các bộ khác.


Công ty môi trường Đoàn Gia Phát hơn 05 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn lập hồ sơ môi trường, tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nước cấp, cung cấp vi sinh hóa chất…Chúng tôi tự tin sẽ mang đến quý doanh nghiệp những dịch vụ tốt nhất mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình vui vẻ sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất.


Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lập đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản hãy gọi ngay cho chúng tôi !


Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 08 00 11 – 0917 33 01 33
Email: sales.manager@dgpgroup.vn – Website: doangiaphatgroup.com

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét