(Zing) - Khi giáo dục phổ thông về bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn yếu, xuất hiện cùng hiện tượng rác khổng lồ là nhóm khách du lịch vô ý thức.
Với dòng chảy của sự gia tăng dân số và quá trình di dân từ đất liền, hiện nay huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 23.000 dân cư sinh sống. Đảo cách đất liền 15 hải lý, và giải pháp xử lý rác thải vẫn là bài toán khó.
Nửa cuối năm 2015, thông tin về những bãi rác kinh hoàng ở Lý Sơn được chia sẻ mạnh mẽ trên cộng đồng mạng. Ý thức bảo vệ môi trường trở thành cụm từ được nhắc đến rất nhiều.
Bãi rác di động trên đại dương
< Rác ở cảng chính của Lý Sơn.
Lâu nay, người dân huyện đảo này đã quen với việc đổ rác ra biển. Hiện tại, mỗi ngày bình thường, lượng rác thải ra là 10 tấn, chưa kể các dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch. Các dòng hải lưu và nhất là vào mùa bão đã cuốn rác đi sang địa phận khác.
Dulichgo
Reef Watch, một nhóm chuyên trách thống kê rác tại El Nido (Philippines) - khu vực biển đối diện với biển Việt Nam - cho hay, 40% rác thải từ đại dương đánh vào các đảo ở đây xuất phát từ Việt Nam. Rác trực tiếp đe dọa môi trường biển, đe dọa tính mạng của hệ sinh thái đại dương, ô nhiễm cả nguồn thức ăn tự nhiên của chính con người.
Từ điều đơn giản là thói quen xả rác
Từ hành động cư xử kém văn minh với nơi mình viếng thăm, để rác không đúng chỗ…, dân phượt đã có các hành động kém đẹp mắt khi đến chơi ở Lý Sơn.
< Rác ở cổng Tò Vò.
Nhu cầu đi chơi xa vào các dịp lễ tết, nhu cầu săn lùng những nơi độc lạ, rẻ đẹp… đã khiến các "phượt thủ" tìm đến những khu vực biệt lập như Lý Sơn. Lượng khách du lịch tăng đột biến, nhưng trên những chuyến tàu cao tốc chở khách ra biển không có thùng rác. Chai lọ nước uống, vỏ bánh kẹo, bao nilon… được thả xuống biển. Những nhóm cắm trại, tắm biển mang theo đồ ăn, khi đứng lên đều thực hành thói quen "bỏ quên".
Những khu rác thải hình thành từ người dân địa phương được khách du lịch bồi thêm, thành một bãi rác đa dạng về chủng loại.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy sau khi ăn uống, khách du lịch nước ngoài để rác vào balo, xách theo về đến nơi có điểm tập kết rác để bỏ lại.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, chiến dịch Let’s Do It! Vietnam (hoạt đồng từ tháng 3/2015) đã chọn giới trẻ để lan tỏa ý thức, đưa họ thành tình nguyện viên dọn rác. Những người hoạt động cộng đồng đã có nhiều chuyến khảo sát ở Việt Nam.
< Một thành viên của Reef Watch khảo sát vùng biển.
Sau khi khảo sát ở Lý Sơn, Trương Thị Hồng Như - sáng lập và là điều phối viên Việt Nam của Let's Do It! Viet Nam - cho hay: “Từ cổng Tò Vò, rác kéo dài hàng trăm m. Thậm chí vài km rác bị đọng lại và như thể chờ chực để sóng cuốn đi nơi khác. Lý Sơn có 2 xã là An Vĩnh và An Hải, nhưng chỉ An Vĩnh có xử lý rác, và 2 ngày mới gom một lần. Nhiều nơi thu gom không hết, dẫn đến tình trạng ứ rác, gây bốc mùi. Chính vì không chịu được mùi do phần lớn là rác thải sinh hoạt, người dân đành phải vứt xuống biển theo thói quen lâu đời”.
Dulichgo
Đặng Hoài Nam (tình nguyện viên, phụ trách tài chính của chiến dịch) cho biết: “Theo tôi được biết, năm 2015, một nhà máy xử lý rác được thực hiện với nguồn kinh phí 30 tỷ, công suất 12 tấn mỗi ngày, trong đó bao gồm cả hệ thống đưa rác thải sinh hoạt trở thành phân vi sinh cho Lý Sơn. Nhưng huyện mới chỉ được bàn giao một lò đốt rác công suất nhỏ, khoảng 1,8 tấn vào ngày nắng, còn ngày mưa chỉ chưa đến 1 tấn. Việc ủ phân cũng giải quyết được khoảng 40-50% tổng số rác, chất lượng mới đạt từ 70% trở lên. Vì vậy, cách đó 500 m là một bãi chứa rác chưa kịp phân loại hay đốt”.
Các giải pháp ở tình trạng chờ
Huyện đảo Lý Sơn dự kiến xử lý số rác chưa kịp phân loại trên bằng cách chôn lấp. Đây là một cách thức thời trong cơn bão rác mà nơi này đang phải gánh chịu. Tuy nhiên, bãi rác dựng ngay sát biển, xử lý bằng phương án chôn lấp sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng về lâu về dài không chỉ cho vùng biển mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân trên đảo.
Dulichgo
Nhiều đơn vị đã đến và khảo sát, nhưng chưa có đơn vị nào triển khai giải quyết vấn đề rác thải ở huyện đảo Lý Sơn. Trong năm 2016, công ty môi trường ở Đồng Nai dự kiến đặt một hệ thống dây chuyền xử lý rác thải. Hiện nay, công trình đã san lấp xong mặt bằng.
Tình trạng lượng rác thải khổng lồ và ô nhiễm có nguyên nhân chính là từ “rác ý thức”. Để tuyên chiến với căn bệnh vô ý thức này, cần có nhiều mũi tấn công. Việc tận dụng tối đa những phương án từ lớn đến nhỏ, từ vận động tài chính xây dựng dây chuyền xử lý rác cho đến kiên quyết như quy định cấm mang túi nilon lên cù lao Chàm, nhân rộng các tổ chức phi lợi nhuận để vấn đề này không còn thuộc vấn đề của riêng nhà chức trách, của các tổ chức với các khâu triển khai luôn phải trong tình trạng chờ đợi.
Theo Mzung (Zing New)
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét