Không chỉ Fansipan mà còn rất nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp khác: nếu bạn vung tay vứt một bọc rác, hãy nhớ rằng một ngày nào đó sẽ có người lui cui nhặt cái phế thải mà bạn vứt đi để đem đến nơi rác cần phải đến. Thắng cảnh không của riêng ta mà của nhiều thế hệ. Chỉ một chiếc bọc xốp thôi, cần 100 năm để nó 'gọi là' phân hủy... trong khi hành động vứt chỉ 1 giây. Hãy nghĩ suy một tý, bạn nhé.
< Địa hình vách đá cheo leo, núi rừng hiểm trở nên yêu cầu đảm bảo an toàn được xem là tối thượng.
(GDVN) - Treo mình vào vách đá cheo leo, đội ngũ nhân viên cáp treo Fansipan Sapa đang âm thầm làm một công việc đặc biệt, thu gom rác cho khu vực rừng Hoàng Liên Sơn.
< Công việc đòi hỏi sự cẩn trọng, tỷ mẩn với ý thức trách nhiệm cao.
Bám theo triền núi, hàng tuần, đội kỹ sư bảo trì thuộc Công ty Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan Sapa đi làm “nhiệm vụ đặc biệt” thu gom rác thải.
Chỉ với sợi dây bảo hiểm, các chàng “Tazan” tinh nhuệ đu mình theo vách đá, lần theo từng bụi cây nhặt nhạnh, thu gom từng vỏ lon, chai nhựa, áo mưa, rác vương trên các ngọn cây do du khách đã xả trong nhiều năm qua.
< Trước khi xuống núi, đồng đội cùng nhau kiểm tra kỹ độ an toàn của dây bảo hiểm. Họ cần mẫn vượt qua những tảng đá chênh vênh, sắc cạnh để nhặt rác, không quản thời tiết nắng nôi.
Nhiều rác do du khách bỏ lại trên đường tới đỉnh Fansipan đã không phân hủy được. Do vậy, những tổ đu dây đang nỗ lực dọn rác ở những điều kiện địa hình hiểm trở để trả lại môi trường trong sạch cho đỉnh Fansipan Sapa.
“Địa hình hiểm trở nên chúng tôi đã phải huy động đội kỹ sư bảo trì tuyến cáp công vụ thực hiện công việc đầy thử thách này. Họ là những kỹ sư tinh nhuệ, chuyên nghiệp với kỹ năng leo trèo tốt, và được đảm bảo an toàn tuyệt đối”, ông Phan Tất Thắng - Phó Giám đốc kỹ thuật, Công ty Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan Sapa chia sẻ.
< Với điều kiện thời tiết thất thường, vào những ngày sương mù hoặc mùa đông Sapa, công việc dự kiến còn vất vả hơn nhiều, chưa kể phải đối mặt với nhiều loại côn trùng độc hại.
Theo ông Thắng, rác sau khi gom về sẽ nhanh chóng được chuyển tới đơn vị môi trường đô thị của Sapa để tiến hành xử lý kịp thời.
< Vỏ chai nhựa, lon sữa… được gom vào túi.
Quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, lãnh đạo Ban quản lý tuyến cáp treo Fansipan Sapa đã bố trí thêm hàng trăm thùng đựng rác dọc đường lên đỉnh Fansipan, cử nhân viên liên tục hướng dẫn, nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định...
< Rác thải sẽ được tập kết chuyển tới cơ sở môi trường đô thị của Sapa để tiến hành xử lý. Lãnh đạo Công ty Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan Sapa cho hay, đơn vị sẽ còn phải tuyển dụng thêm nhiều nhân sự có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực môi trường để công tác xử lý rác thải được tiến hành thường xuyên và chuyên nghiệp hơn, góp phần gìn giữ môi trường và bảo vệ cảnh quan Hoàng Liên Sơn.
Đồng thời, để bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ không gian của rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn, lãnh đạo Ban quản lý tuyến cáp treo Fansipan Sapa sẽ thường xuyên tổ chức các đội đu dây xuống núi thu gom rác hàng tuần.
Theo Báo Giáo Dục
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét